-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều là gì?
Đăng bởi jenni Bui 08/09/2021
Một mái tóc dày, khỏe đẹp, hạn chế tóc gẫy rụng là điều mà chị em nào cũng mong muốn. Tuy nhiên để đạt được điều đó, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở việc làm sạch và dưỡng ẩm thông thường. Mà còn phải bổ sung dưỡng chất chuyên sâu cho tóc. Dưới đây là một vài cách chữa rụng tóc nhiều ở nữ giới tại nhà đang được đánh giá cao, hãy cùng ghi nhớ ngay nào.
Tình trạng rụng tóc nhiều diễn ra như thế nào?
Rụng tóc nhiều là tình trạng sợi tóc yếu, dễ gẫy rụng, mỗi lần rụng rất nhiều thành từng nắm hoặc từng mảng. Rụng tóc ở nữ giới được chia thành 2 dạng: rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý.
Đối với rụng tóc sinh lý thì đây là cơ chế bình thường của cơ thể, các sợi tóc yếu sẽ tự gãy rụng và được thay thế bằng những nang tóc mới. Ngược lại thì rụng tóc bệnh lý là hiện tượng tóc rụng bất thường, rụng rất nhiều ngay cả tóc khỏe. Cùng với đó ở chỗ tóc rụng không có tóc con mới mọc lại, khiến cho tóc càng ngày càng mỏng và thưa dần.
Thông thường những chị em gặp phải tình trạng tóc rụng nhiều mà tóc không chịu mọc lại hoặc mọc rất chậm thì đó là tình trạng bệnh lý. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà bạn có thể lựa chọn việc tự điều trị tại nhà hoặc thăm khám bác sĩ.
4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc
1. Cấu trúc tóc bị phá hủy
Như chúng ta đã biết thân tóc được chia làm 3 lớp chính: lớp tủy (là nơi lưu trữ các loại chất béo), lớp giữa (là nơi chứa sắc tố melanin, quyết định màu sắc của tóc) và lớp biểu bì (gồm 5-10 lớp keratin nằm liền kề nhau có tác dụng bảo vệ tóc). Chính vì vậy thành phần chính cấu tạo nên tóc là Keratin – chiếm tới hơn 70%
Bởi các yếu tố như hóa chất uốn nhuộm, tác động nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời,… khiến cho lớp keratin bị phá hủy dần dần. Một khi tóc thiếu hụt keratin đồng nghĩa với việc tóc không được bảo vệ. Điều này cũng góp phần khiến tóc mỏng đi và dễ gẫy rụng hơn.
2. Thiếu hụt dưỡng chất
Nếu như lớp keratin ở thân tóc đóng vai trò bảo vệ cấu trúc tóc, thì chân tóc lại là nơi thu nhận dưỡng chất bởi vì nang tóc có chứa nhiều mạch máu nhỏ. Trong máu có chứa một số khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, selen,… việc thiếu hụt 1 trong số những dưỡng chất này chủ yếu là do ăn uống không điều độ, thiếu dưỡng chất khiến cho tóc dễ rụng hơn. Cụ thể như sau:
- Khi thiếu kẽm, thì khả năng tổng hợp protein giảm đi khiến cho nồng độ estrogen tăng cao và gây rụng tóc.
- Khi thiếu sắt sẽ gây nên tình trạng thiếu máu, khi máu không đủ dưỡng chất cần thiết thì nang tóc cũng không có đủ dưỡng chất. Từ đó gây rụng tóc.
- Thiếu canxi là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh, khiến cho cấu trúc tóc suy yếu.
- Khi thiếu selen đồng nghĩa với quá trình thải độc tố bị giảm. Khi độc tố tích tụ khiến cho quá trình oxy hóa nhanh hơn và tóc cũng không còn khỏe mạnh nữa.
Ngoài ra tình trạng tóc rụng nhiều còn do thiếu hụt protein, omega-3. Đầy đều là những thành phần quan trọng giúp cho mái tóc chắc khỏe. Nếu trong quá trình ăn uống bạn không bổ sung đủ dưỡng chất thì tóc sẽ khó mọc lại và rụng nhiều hơn.
3. Cách loại bệnh lý
Có một sự thật mà nhiều người không biết đó chính là da đầu thường là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn hơn là thân tóc. Nói chính xác hơn thân tóc là phần tế bào chết, chân tóc mới là nơi chứa nhiều dưỡng chất nhất. Chính vì vậy mà khói bụi, các loại vi khuẩn, nấm da sẽ dễ dàng bám díng trên da đầu.
Một vài bệnh lý da đầu khiến cho tóc gẫy rụng như nấm da đầu, vảy nến, viêm da. Các loại bệnh này có đặc điểm chung là bắt nguồn từ gàu, ngứa, tạo điều kiện cho vi khuẩn, và các loại nấm phát triển mạnh. Từ đó nang tóc suy yếu dần khiến cho tóc rụng nhiều, thậm chí là từng mảng.
Ngoài những bệnh liên quan đến da đầu thì tình trạng rụng tóc còn do một vài bệnh lý khác gây nên. Tiêu biểu như viêm tuyến giáp, suy thận, lupus ban đỏ, thiếu máu,…
4. Rụng tóc do các vấn đề tâm lý, căng thẳng quá lâu
Với việc phải chịu nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống, tình cảm khiến cho bản thân luôn bị căng thẳng cũng là nguyên nhân không hề nhỏ gây rụng tóc nhiều. Theo một nghiên cứu đến từ đại học Harvard, thì khi con người rơi vào trạng thái căng thẳng, stress kéo dài sẽ kích thích hormone Cortisol sản sinh nhiều hơn.
Hormone Cortisol hay còn được gọi là hormone căng thẳng, khi chúng hoạt động quá mức sẽ khiến cho tế bào nhú bì (đây là một nhóm tế bào bên dưới nang tóc) ngưng sản sinh Gas6. Gas6 là một phân tử giúp kích thích tế bào tóc phát triển giúp tóc mọc nhanh hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn rơi vào trạng thái tâm lý xấu trong thời gian dài, thì các tế bào tóc sẽ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, khiến tóc rụng nhiều hơn mà không mọc lại.
Chia sẻ:
Các tin khác
- TÁC DỤNG CỦA VITAMIN C CHO TRẺ EM 05/05/2023
- MẸ BẦU NÊN BỔ SUNG NHỮNG CHẤT GÌ SAU SINH? 17/03/2023
- Làm đẹp mùa giãn cách, tại sao không? 20/09/2021
- Những Sai Làm Thường Gặp Phải Khi Tẩy Da Chết Da Đầu 20/09/2021
- Tẩy tế bào chết da đầu – Những lợi ích mà tẩy tế bào chết da đầu đem lại 20/09/2021
- Top 07 điều cần lưu ý khi bị mụn 17/09/2021
- Top 5 cách trị mụn tại nhà cực hiệu quả trong thời gian ngắn 17/09/2021